Oregon

Tiểu bang Oregon
Flag of Oregon State seal of Oregon
Cờ Oregon (mặt phải) Huy hiệu
Biệt danh: Tiểu bang Hải ly
Khẩu hiệu: Alis volat propriis (Bay với đôi cánh của mình)
Liên bang (de facto)
Bản đồ Hoa Kỳ có ghi rỏ Oregon
Bản đồ Hoa Kỳ có ghi rỏ Oregon
Ngôn ngữ chính thức (không có)[1]
Thủ phủ Salem
Thành phố lớn nhất Portland
Vùng đô thị lớn nhất Đại Portland
Diện tích  Hạng 9
 - Tổng diện tích 98.466 mi²
(255.026 km²)
 - Chiều rộng 260 dặm Anh (420 km)
 - Chiều dài 360 dặm Anh (580 km)
 - % nước 2,4
 - Vĩ độ 42° Bắc đến 46° 18′ Bắc
 - Kinh độ 116° 28′ Tây đến 124° 38′ Tây
Dân số  Hạng 27
 - Tổng dân số 4190713
 - Mật độ 35,6/sq dặm 
13,76/km² (39)
Cao độ  
 - Điểm cao nhất Núi Hood[2]
11.239 ft  (3.425 m)
 - Trung bình 3.297 ft  (1.005 m)
 - Điểm thấp nhất Thái Bình Dương[2]
0 ft  (0 m)
Gia nhập Liên bang  14 tháng 2 năm 1859 (33)
Thống đốc Kate Brown (Dân chủ)
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ron Wyden (Dân chủ)
Gordon Smith (Cộng hoà)
Đại diện Quốc hội Danh sách
Múi giờ  
 - phần lớn tiểu bang TBD: UTC-8/-7
 - Quận Malheur Miền núi: UTC-7/-6
Chữ viết tắt OR Ore. US-OR
Trang mạng www.oregon.gov

Oregon (/ˈɒrɨɡən/ ORR-ə-gən)[3] (phiên âm tiếng Việt: O-rê-gơn) là một tiểu bang ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Nơi này xưa kia có nhiều bộ lạc người bản thổ sinh sống trước khi những người mua bán da thú, các nhà thám hiểm và dân định cư đến. Lãnh thổ Oregon được thành lập năm 1848 sau khi người Mỹ đến đây định cư vào những năm đầu thập niên 1840. Oregon trở thành tiểu bang thứ 33 của Hoa Kỳ vào ngày 14 tháng 2 năm 1859. Oregon nằm trên duyên hải Thái Bình Dương giữa tiểu bang Washington ở phía bắc, California ở phía nam, Nevada ở phía đông nam và Idaho ở phía đông. Sông Columbiasông Snake tạo thành các ranh giới phía bắc và đông của Oregon theo thứ tự vừa kể. Salem là thành phố đông dân thứ ba của tiểu bang và cũng là thủ phủ. Thành phố đông dân nhất tiểu bang là Portland. Hiện tại Portland đứng thứ 30 trong số các thành phố lớn nhất Hoa Kỳ với dân số 575.930 người (ước tính năm 2008) và dân số vùng đô thị là 2.175.133 (ước tính năm 2007), vùng đô thị lớn thứ 23 tại Hoa Kỳ.

Thung lũng sông Willamette ở miền tây Oregon là vùng sản xuất nông nghiệp và có mật độ dân cư đông nhất và là nơi có 8 trong số 10 thành phố đông dân nhất Oregon. Theo điều tra dân số năm 2000, tổng dân số của Oregon là khoảng 3,5 triệu người, tăng 20,3% so với năm 1990; ước tính dân số đã đến con số 3,7 triệu người vào năm 2006.[4] Công ty tư hữu lớn nhất Oregon là Intel, nằm trong khu vực Rừng Silicon ở phía tây Portland. Tiểu bang có 199 học khu trong đó học khu "Các trường công lập Portland" là lớn nhất. Có 17 trường đại học cộng đồng và 7 trường đại học công lập trong Hệ thống Đại học Oregon. Đại học Tiểu bang Oregon tại CorvallisĐại học Oregon tại Eugene là hai viện đại học chính của tiểu bang trong khi đó Đại học Tiểu bang Portland có số lượng ghi danh theo học nhiều nhất.

Các xa lộ chính gồm có Xa lộ liên tiểu bang 5 chạy dọc theo toàn bộ chiều dài bắc-nam của tiểu bang, Xa lộ liên tiểu bang 84 chạy theo hướng đông-tây, Quốc lộ Hoa Kỳ 97 băng ngang miền trung tiểu bang, Quốc lộ Hoa Kỳ 101 chạy hoàn toàn dọc theo duyên hải tiểu bang, và Quốc lộ Hoa Kỳ 20Quốc lộ Hoa Kỳ 26 chạy theo hướng đông-tây. Phi trường Quốc tế Portland là phi trường thương mại bận rộn nhất trong tiểu bang, do Cảng Portland, một cảng bận rộn nhất, điều hành. Dịch vụ đường sắt gồm có Union Pacific Railroad và dịch vụ vận tải BNSF Railway, dịch vụ chuyên chở hành khách Amtrak cũng như các tuyến đường sắt đô thị trong Vùng đô thị Portland.

Oregon có đa dạng phong cảnh bao gồm một bờ duyên hải Thái Bình Dương đầy cảnh sắc và lộng gió, các núi lửa của Dãy núi Cascade phủ tuyết và ghồ ghề, những cánh rừng rậm xanh quanh năm, và các hoang mạc trên cao nằm khắp phần lớn phía đông của tiểu bang. Những cây linh sam Douglascủ tùng vươn tàn cao dọc theo duyên hải Tây Oregon mưa nhiều là hình ảnh tương phản rõ nét với những rừng thông và rừng juniper, thưa thớt và dễ bị cháy, bao phủ những vùng nằm bên nửa phía đông của tiểu bang. Phần phía đông của tiểu bang cũng có các vùng đất nửa khô cằn có các loại cây cỏ bụi rặm, đồng cỏ, và hoang mạc. Những khu vực khô hơn vươn về phía đông từ Trung Oregon. Núi Hood là điểm cao nhất trong tiểu bang với cao độ 11.239 ft (3.425 m) trên mặt biển. Công viên Quốc gia Crater Lake là công viên quốc gia duy nhất tại Oregon. Oregon đứng hạng nhất về cháy rừng tại Hoa Kỳ; năm 2007 Oregon có trên 1.000 vụ cháy rừng.[5]

  1. ^ Calvin Hall (January 302007). "English as Oregon's official language? It could happen". Oregon Daily Emerald. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2007. {{Chú thích web}}: Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  2. ^ a b "Elevations and Distances in the United States". U.S Geological Survey. ngày 29 tháng 4 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2006.
  3. ^ "Oregon Fast Facts". Travel Oregon. Bản gốc lưu trữ tháng 3 23, 2012.
  4. ^ "U.S. Census Bureau - State & County QuickFacts - Oregon". Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2007.
  5. ^ "Bản sao đã lưu trữ". Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2009.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Nelliwinne