Myanmar

Cộng hòa Liên bang Myanmar
Tên bản ngữ
  • ပြည်ထောင်စု သမ္မတ မြန်မာနိုင်ငံတေ (tiếng Miến Điện)
    Pyidaunzu Thanmăda Myăma Nainngandaw

Quốc ca"Kaba Ma Kyei"
ကမ္ဘာမကျေ
(tiếng Việt: "Đến tận cùng thế giới")
Vị trí của Myanmar (xanh) trên thế giới.
Vị trí của Myanmar (xanh) trên thế giới.
Vị trí của Myanmar (xanh) ở ASEAN (xám đậm)  –  [Chú giải]
Vị trí của Myanmar (xanh)

ở ASEAN (xám đậm)  –  [Chú giải]

Tổng quan
Thủ đôNaypyidaw[a]
20°29′B 96°6′Đ / 20,483°B 96,1°Đ / 20.483; 96.100
Thành phố lớn nhấtYangon[b]
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Miến Điện
• Ngôn ngữ địa phương
Văn tự chính thứcChữ Miến Điện
Sắc tộc
(2018[2][3])
Tôn giáo chính
(2014)[4]
Tên dân cư
  • Người Miến Điện[1] (hoặc Myanmar)
  • Bamar ဗမာ
Chính trị
Chính phủChính phủ lâm thời đại nghị đơn nhất dưới chế độ quân quản
• Quyền Tổng thống
Myint Swe
Min Aung Hlaing
Soe Win
Lập phápQuốc hội Liên bang
Viện Quốc gia
Viện Dân biểu
Lịch sử
Hình thành
k. 180 TCN
23 tháng 12 năm 849
16 tháng 10 năm 1510
29 tháng 2 năm 1752
1 tháng 1 năm 1886
• Độc lập từ Anh
4 tháng 1 năm 1948
2 tháng 3 năm 1962
• Đổi tên từ "Miến Điện" sang "Myanmar"
18 tháng 6 năm 1989
29 tháng 5 năm 2008
30 tháng 3 năm 2011
• Đảo chính, tái lập chế độ quân quản
1 tháng 2 năm 2021
Địa lý
Diện tích  
• Tổng cộng
676.578 km2 (hạng 39)
261.227 mi2
• Mặt nước (%)
3,06
Dân số 
• Ước lượng 2021
55.294.979[5] (hạng 26)
• Điều tra 2017
53.582.855[6]
80/km2 (hạng 101)
207,2/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2020
• Tổng số
276 tỷ đô la Mỹ[7] (hạng 55)
5.179 đô la Mỹ[7] (hạng 133)
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2020
• Tổng số
$71 tỷ đô la Mỹ[7] (hạng 69)
• Bình quân đầu người
1.333 đô la Mỹ[7] (hạng 154)
Đơn vị tiền tệKyat (K) / ကျပ် (MMK)
Thông tin khác
Gini? (2017)Giảm theo hướng tích cực 30,7[9]
trung bình
FSI? (2020)Giảm theo hướng tích cực 94,0[10]
báo động · hạng 22
HDI? (2019)Tăng 0,583[11]
trung bình · hạng 147
Múi giờUTC+06:30 (MMT)
Cách ghi ngày thángdd-mm-yyyy
(ngày-tháng-năm)
Điện thương dụng230 V–50 Hz[8]
Giao thông bênphải
Mã điện thoại+95
Mã ISO 3166MM
Tên miền Internet.mm
Location of Myanmar
Bản đồ Myanmar năm 2013.
  1. ^ Còn được phát âm là "Nay Pyi Taw".
  2. ^ Còn được phát âm là "Rangoon".

Myanmar (tiếng Miến Điện: မြန်မာ), tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, còn gọi là Miến Điện (tên chính thức cho đến năm 1989),[12] là một quốc gia tại Đông Nam Á. Myanmar có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, LàoThái Lan. Một phần ba tổng chu vi của Myanmar là đường bờ biển giáp với vịnh Bengalbiển Andaman. Theo số liệu điều tra nhân khẩu năm 2014, Myanmar có 51 triệu cư dân.[13] Myanmar có diện tích 676.577 km² (261.288 mi²). Thủ đô của quốc gia này là Naypyidaw còn thành phố lớn nhất là Yangon.[14]

Các nền văn minh ban đầu tại Myanmar gồm có các thị quốc Pyu nói tiếng Tạng-Miến tại khu vực Thượng Miếncác vương quốc Mon tại khu vực Hạ Miến.[15] Đến thế kỷ IX, người Miến tiến đến thung lũng Thượng Irrawaddy, họ lập nên Vương quốc Pagan trong thập niên 1050, và sau đó ngôn ngữ-văn hóa Miến cùng Phật giáo Nam Tông dần dần chiếm ưu thế tại Myanmar. Vương quốc Pagan sụp đổ trước các cuộc xâm chiếm của quân Mông Cổ, và xuất hiện một số quốc gia thường xuyên giao chiến với nhau. Đến thế kỷ XVI, Myanmar tái thống nhất dưới Triều Taungoo, sau đó từng trở thành quốc gia lớn nhất trong lịch sử Đông Nam Á.[16] Đến đầu thế kỷ XIX, lãnh thổ của triều Konbaung bao gồm Myanmar ngày nay và cũng từng kiểm soát ManipurAssam trong thời gian ngắn. Người Anh chiếm được Myanmar sau ba cuộc chiến tranh trong thế kỷ XIX và quốc gia này trở thành một thuộc địa của Anh. Myanmar trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1948, ban đầu là một quốc gia dân chủ, song nằm dưới chế độ độc tài quân sự sau cuộc đảo chính năm 1962.

Trong hầu hết thời gian độc lập, Myanmar xảy ra xung đột dân tộc tràn lan, trở thành một trong các cuộc nội chiến kéo dài nhất vẫn đang diễn ra. Thời gian này,[khi nào?] Liên Hợp Quốc và một số tổ chức khác ghi nhận các tội ác vi phạm nhân quyền tại đây.[17][18][19] Năm 2011, chính quyền quân sự chính thức giải tán sau tổng tuyển cử năm 2010, và một chính phủ dân sự trên danh nghĩa nhậm chức. Điều này cùng với hành động phóng thích Aung San Suu Kyi và các tù nhân chính trị, đã cải thiện hồ sơ nhân quyền và quan hệ ngoại giao của Myanmar, kéo theo nới lỏng các chế tài mậu dịch và kinh tế khác.[20][21] Trong tổng tuyển cử năm 2015, đảng của Aung San Suu Kyi giành đa số tại lưỡng viện quốc hội, song các lãnh đạo quân sự vẫn nắm giữ quyền lực rất lớn trong nước, và đến ngày 1 tháng 2 năm 2021 thì phát động chính biến giành lại quyền lực.[22]

Myanmar giàu tài nguyên ngọcđá quý, dầu mỏ, khí thiên nhiên và các loại khoáng sản khác. Năm 2016, GDP danh nghĩa ở mức 68.277 tỷ USD và GDP theo sức mua tương đương đạt 6,501 tỷ USD. Khoảng cách thu nhập tại Myanmar nằm vào hàng rộng nhất trên thế giới, do phần lớn kinh tế nằm dưới quyền kiểm soát của những người ủng hộ chính phủ quân sự cũ.[23][24] Tính đến năm 2014, Myanmar có chỉ số phát triển con người HDI ở mức thấp, xếp thứ 148 trong số 188 quốc gia được đánh giá.

  1. ^ “ACT Health Community Profile, pg. 1” (PDF). Multicultural Health Policy Unit. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2018.
  2. ^ “Largest Ethnic Groups In Chó”. Worldatlas.
  3. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên World Factbook
  4. ^ “The 2014 Myanmar Population and Housing Census- The Union Report: Religion” (PDF). myanmar.unfpa.org. Cục Dân số – Bộ Lao động, Nhập cư và Dân số Myanmar. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2019.
  5. ^ “Thematic Report on Population Projections for The Union of Myanmar, States/Regions, Rural and Urban Areas, 2014 - 2050” (PDF). The 2014 Myanmar Population and Housing Census. Department of Population. tháng 3 năm 2017. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2017.
  6. ^ “Myanmar Population (2018) – Worldometers”. worldometers.info.
  7. ^ a b c d “World Economic Outlook Database, October 2020”. IMF.org. Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2021.
  8. ^ “IEC - World Plugs: List view by location” (bằng tiếng Anh). Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2018.
  9. ^ “GINI index (World Bank estimate)”. data.worldbank.org. World Bank. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2019.
  10. ^ “Fragile States Index 2020” (bằng tiếng Anh). Fund for PeaceThe New Humanitarian. ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2021.
  11. ^ Human Development Report 2020 The Next Frontier: Human Development and the Anthropocene (PDF). United Nations Development Programme. ngày 15 tháng 12 năm 2020. tr. 343–346. ISBN 978-92-1-126442-5. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2020.
  12. ^ Trần, Trọng Kim (2011) [1921]. Việt Nam sử lược. Khoa học xã hội. tr. 410. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2017.
  13. ^ “Asian Development Bank and Myanmar: Fact Sheet” (PDF). Asian Development Bank. ngày 30 tháng 4 năm 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2012.
  14. ^ “The World Factbook – Burma”. cia.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2016.
  15. ^ O'Reilly, Dougald JW (2007). Early civilizations of Southeast Asia. United Kingdom: Altamira Press. ISBN 0-7591-0279-1.
  16. ^ Lieberman, p. 152
  17. ^ “Burma”. Human Rights Watch. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2013.
  18. ^ “Myanmar Human Rights”. Amnesty International USA. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2013.
  19. ^ “World Report 2012: Burma”. Human Rights Watch. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2013.
  20. ^ Madhani, Aamer (ngày 16 tháng 11 năm 2012). “Obama administration eases Burma sanctions before visit”. USA Today.
  21. ^ Fuller, Thomas; Geitner, Paul (ngày 23 tháng 4 năm 2012). “European Union Suspends Most Myanmar Sanctions”. The New York Times.
  22. ^ “Myanmar military takes control of country after detaining Aung San Suu Kyi”. BBC News (bằng tiếng Anh). ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  23. ^ Eleven Media (ngày 4 tháng 9 năm 2013). “Income Gap 'world's widest'. The Nation. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2014.
  24. ^ McCornac, Dennis (ngày 22 tháng 10 năm 2013). “Income inequality in Burma”. Democratic Voice of Burma. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2016.

From Wikipedia, the free encyclopedia · View on Wikipedia

Developed by Nelliwinne